NHỮNG BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG CHO TRẺ TỰ KỈ HÒA NHẬP (P.2)
2. Giáo viên có vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc, can thiệp, giáo dục trẻ tự kỷ.
- Giáo viên là người quan trọng và là cầu nối giúp trẻ thích ứng với môi trường mới
Khi trẻ được đến trường là một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam nói chung và tại Tây Ninh nói riêng của tất cả mọi người.
Giai đoạn đầu trẻ tự kỷ được nhận vào lớp, để thích nghi được với môi trường nhà trường/ xã hội, trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, giáo viên tại trung tâm can thiệp sớm An Bình Yên phải xác định tâm thế là cầu nối, là người quan trọng nhất trong giai đoạn giúp trẻ thích ứng với môi trường giáo dục cho trẻ hòa nhập.
- Xây dựng chương trình giáo dục và phương pháp chăm sóc phù hợp với từng trẻ
Trung tâm can thiệp sớm An Bình Yên tại Tây Ninh luôn xác định lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình dạy hòa nhập. Mỗi bé đều được giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy khác nhau phù hợp với đặc thù của trẻ đó.
Giáo viên là người hiểu chi tiết nhất nhu cầu hàng ngày của các trẻ đó, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí phát triển của trẻ trong độ tuổi cũng như chương trình giáo dục, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ bình thường - trên cơ sở đó mới nhận ra những đặc điểm và nhu cầu khác biệt của trẻ tự kỷ.
Coi trọng việc làm mẫu, chú ý đến hành vi của trẻ
Việc sử dụng lời nói mẫu, thao tác, hành động mẫu, các video làm mẫu giúp trẻ tự kỷ nhận biết hành vi phù hợp của bản thân và người khác; nắm được những kĩ năng riêng lẻ được kết hợp với nhau khi thực hiện các hành động.
Mỗi khi trẻ tự kỷ có một hành vi đẹp, khi làm đúng yêu cầu của giáo viên như: biết chào cô, ông, bà, cha, mẹ…; lấy khăn lau miệng sau khi ăn; ngồi đúng chỗ của mình; vệ sinh đúng giờ, đúng chỗ,… thì giáo viên phải lập tức khen hoặc thưởng cho trẻ kịp thời, nên khen thưởng ngay tại thời điểm mà trẻ vừa thực hiện tốt. Phần thưởng đi đôi với lời khen hay phần thưởng về một món đồ vật mà chỉ cần đáp ứng được nhu cầu nào đó của trẻ hay sở thích của trẻ, được thêm một lượt chơi khi đang tham gia chơi trò chơi,…
Biện pháp sử dụng phần thưởng dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ để khuyến khích hành vi hữu ích được đánh giá cao và được giáo viên tại trung tâm can thiệp sớm An Bình Yên sử dụng thường ngày, với tất cả các trẻ trong lớp. Giáo viên cần quan sát trẻ tự kỷ một cách tích cực, trao đổi với cha mẹ trẻ để biết điều mà trẻ thích cũng như nguyện vọng của trẻ.
Tích cực sử dụng hình ảnh
Biện pháp dạy trẻ tự kỷ đặc biệt hơn những trẻ bình thường. Đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ thì những bộ tranh ảnh minh họa, đồ vật gần gũi, đồ dùng, đồ chơi nhiều màu sắc thì không thể thiếu trong buổi học của trẻ.
Giáo viên can thiệp sớm An Bình Yên bố trí, sắp xếp tranh ảnh hay bày đặt đồ dùng đồ chơi tại các vị trí cố định và cả lưu động - thuận tiện cho việc quan sát, theo dõi của trẻ tự kỷ. Chú ý cài đặt tranh dựa trên kế hoạch can thiệp cá nhân dành cho trẻ, đảm bảo về mặt nội dung và thẩm mĩ, sự di chuyển của mắt cũng như độ an toàn đối với trẻ nhỏ.
Khi chưa hòa nhập được ngay với môi trường lớp học, trẻ tự kỷ thường cảm thấy rất cô đơn, trẻ e dè khi lại gần bạn khác, các nhu cầu trong sinh hoạt có thể chưa biết cách biểu lộ, nhất là những trẻ không nói được hoặc tự kỉ kèm theo các khuyết tật khác. Vậy trẻ có thể tìm tranh, có thể chỉ vào tranh, có thể chọn những hình ảnh theo đúng mong muốn hoặc nói lên nhu cầu của mình. Hơn nữa, khi không tiếp xúc với người khác, trẻ có thể sử dụng tranh và hình ảnh trong tranh làm “bạn”, cảm giác sẽ bớt cô đơn, đồng thời trẻ có thể “nói chuyện” giao tiếp với những “người bạn” ấy để phát triển tư duy và ngôn ngữ.
----------
Liên hệ trung tâm can thiệp sớm An Bình Yên Tây Ninh
Đc: 107 Nguyễn Thái Học, Kp3, P3, TP. Tây Ninh
Đt: 0911850558
Website: www.anbinhyen.edu.vn
Facebook: www.fc.com/canthiepsomanbinhyen