TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý: CAN THIỆP SỚM đừng CAN THIỆP VỘI GIÚP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG HỌC TẬP VÀ GIAO TIẾP
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. 3 dạng ADHD chủ yếu là giảm chú ý, tăng động/bốc đồng, và kết hợp cả hai dạng trên.
Triệu chứng và dấu hiệu trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Phần lớn ADHD thường xảy ra trước khi trẻ 4 tuổi và không thay đổi trước 12 tuổi. Tuổi cao nhất để chẩn đoán là từ 8 - 10 tuổi; tuy nhiên, những trẻ ở dạng giảm chú ý có thể không chẩn đoán được cho đến sau tuổi vị thành niên
Các triệu chứng và dấu hiệu ADHD chính bao gồm:
- Mất sự tập trung chú ý: Khả năng tập trung của trẻ bị tăng động giảm chú ý rất kém, không bao giờ chịu lắng nghe và làm theo hướng dẫn của người lớn, ít khi thực hiện một việc gì đó trọn vẹn. Trẻ có thể thích thú với rất nhiều thứ, nhưng không được lâu mà thường có xu hướng bỏ dở giữa chừng, hoặc chuyển từ việc này sang việc khác. Gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, đôi khi đang nói chuyện với trẻ, hoặc trẻ đang nghe bố mẹ nói chuyện, thầy cô giảng bài nhưng yêu cầu nhắc lại thì trẻ cũng không nhớ. Rất dễ bị phân tâm bởi một vật hay một điều gì đó xảy ra xung quanh. Điều đó dẫn đếnkết quả học tập của trẻ có thể thấp hoặc sút kém, mặc dù trẻ không hề kém thông minh so với các bạn cùng trang lứa chỉ vì nguyên nhân giảm khả năng chú ý.
- Hấp tấp, bốc đồng: Phần lớn những trẻ này thường có tính hấp tấp, vội vàng, bốc đồng, vội vàng, bất cẩn và bồng bột như: Trẻ thường nói leo, trả lời khi người khác chưa hỏi xong, khó chờ đến lượt mình; Hay phá đám trong khi người lớn nói chuyện hoặc các bạn cùng lớp đang chơi đùa; Dễ mắc lỗi khi làm bài tập hay thực hiện những công việc khác.
- Tăng động: Tăng động gồm các hoạt động vận động quá mức không có giây phút nghỉ ngơi không biết mệt. Nếu buộc phải ngồi xuống thì trẻ cũng không ngừng cựa quậy, làm ồn, không màng đến lời dọa nạt của người lớn, không biết đến nguy hiểm
Trung tâm can thiệp sớm An Bình Yên đã thấu hiểu nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ hiện nay khi con có những triệu chứng và dấu hiệu trên.
Đội ngũ giáo viên của trung tâm can thiệp sớm An Bình Yên rất dày dặn kinh nghiệm lâu năm. Song, trung tâm cũng có đủ phương tiện giảng dạy trẻ ADHD
- Phòng học riêng biệt, cố định cho trẻ ADHD: Trẻ mắc chứng ADHD rất dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh. Nên cần một nơi yên tĩnh, phù hợp để trẻ có thể tập trung nhiều nhất có thể. Có bài trí một vài tiểu tiết để con không cảm thấy nhàm chán nhưng cũng không nên trang trí quá nhiều khiến trẻ phân tâm.
Phòng học riêng biệt cho bé ADHD
- Thiết lập những nguyên tắc cụ thể: Đối với trẻ tăng động, con cần thiết phải xây dựng kỷ luật riêng và các nguyên tắc càng cụ thể càng tốt bởi trẻ mắc chứng này không tập trung và khó ghi nhớ những điều được căn dặn. Ví dụ: đối với trẻ bình thường ba mẹ chỉ cần nhắc nhở con rửa tay trước và sau khi ăn uống thì đối với trẻ ADHD con cần căn dặn các thói quen như ăn uống, thời gian ngủ, thời gian chơi cũng cần được quy định rõ ràng. Để hỗ trợ trẻ nhớ tốt thì bạn cần có thời gian biểu cụ thể để con theo dõi và làm theo.
- Xây dựng thời gian biểu khoa học cho trẻ: Không riêng các bé ADHD, những đứa trẻ bình thường cũng cần có thời gian biểu khoa học, có quy củ để hình thành thói quen tốt. Cách dạy trẻ tập trung chú ý này sẽ giúp con giảm bớt sự hỗn loạn, cải thiện hành vi thiếu tổ chức. Một thời gian biểu chuẩn cho bé ADHD phải có đủ các yếu tố:
l Giờ giấc (cụ thể giờ bắt đầu - kết thúc)
l Hoạt động tương ứng
l Yêu cầu kèm theo (đối việc học tập, ăn uống, vui chơi)
l Điểm thưởng (nên có để khích lệ trẻ làm theo).
Bé được dạy theo kế hoạch được xây dựng riêng
- Khen ngợi khích lệ trẻ thường xuyên: Cân nhắc sử dụng một hệ thống phần thưởng là cách thúc đẩy trẻ hình thành thói quen tốt. Ví dụ: những cái vỗ tay động viên, lời nói an ủi sẽ giúp con giữ vững tinh thần, cảm thấy an toàn khi thực hiện theo chỉ dẫn.
- Đưa ra hình thức kỷ luật cho những hành vi tiêu cực: Song song với các phần thưởng thì con cũng cần được kỷ luật nếu có hành vi không đúng. Tuy nhiên, các hình phạt cần cụ thể và thực hiện ngay và cách phạt phù hợp nhất là không cho con chơi với đồ vật, không ăn món ăn yêu thích, không được xem tivi,... nhưng tránh các hình thức kỷ luật như đánh mắng, dọa nạt trẻ bằng những thứ không có thật bởi điều này dễ làm tổn thương tâm lý của bé.
Điều đó đã làm được tại trung tâm can thiệp sớm An Bình Yên trong suốt thời gian hoạt động. Vừa qua, cuối tháng 7/2024 có bé đã khắc phục được tính ADHD và được cho đi học hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Đó là niềm vui và tự hào của trung tâm và gia đình bé.
Trẻ chuẩn bị học hòa nhập
Vì vậy, ba mẹ hãy sớm đến với trung tâm can thiệp sớm An Bình Yên ngay có thể.
---------
Liên hệ trung tâm can thiệp sớm An Bình Yên Tây Ninh
Đc: 107 Nguyễn Thái Học, Kp3, P3, TP. Tây Ninh
Đt: 0911850558
Website: www.anbinhyen.edu.vn
Facebook: www.fc.com/canthiepsomanbinhyen